Tư vấn hỗ trợ

0948.228.228

15 MÓN NGON TỪ LÒNG LỢN, CÁCH CHẾ BIẾN LÒNG NON LỢN THÀNH MÓN ĂN NGON VÀ ĐƠN GIẢN NHẤT

Những món ngon từ lòng lợn, lòng non lợn làm món gì ngon nhất?

Thực đơn các món ngon từ lòng lợn, cách chế biến lòng non lợn thành món ăn ngon và đơn giản nhất như lòng lợn xào sả ớt, cách nấu mì lòng lợn, dồi trường hấp hành gừng¸ lòng luộc trộn hành tây, lòng lợn xào sả ớt, lòng non xóc tỏi ớt dai giòn, thích hợp đổi khẩu vị bữa cơm hàng ngày, tiệc gia đình.

I. Cách làm các món ngon từ lòng lợn công thức chế biến đơn giản
- Dồi trường (có nơi gọi là lòng lợn, lòng heo, mặc dù có nội hàm hẹp hơn chỉ món lòng đã nhồi thực phẩm bên trong) là tên gọi khái quát để chỉ hầu hết các phủ tạng heo (lợn) được luộc, hấp hoặc nướng.
- Đây là một trong số những món ăn dân dã hết sức phổ biến ở Việt Nam. Chỉ với vài cách chế biến dưới đây bạn sẽ có được những món ăn vô cùng đặc sắc, hấp dẫn đấy.

Sơ chế lòng lợn như thế nào hết mùi tanh hôi?
- Quá trình sơ chế lòng lợn cần tuân thủ các bước chặt chẽ với các nguyên liệu như chanh tươi, nước giấm, phèn chua, nước ấm… để làm sạch, không để lại mùi tanh và mùi hôi.
- Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến, lòng lợn sẽ trở thành những món ăn hấp dẫn, thơm ngon, lạ miệng. Những món ăn từ lòng lợn không những là món ngon để làm phong phú thêm mâm cơm gia đình mà còn là một món khoái khẩu của các anh em để nhâm nhi trong những buổi tiệc.

1. Cách làm dồi trường hấp hành gừng
Dồi trường hấp hành gừng là một món ăn khá đơn giản. Tuy nhiên bạn cũng cần có một chút bí quyết mới tạo nên được món ăn đúng vị vừa thơm, vừa giòn, có sự hòa quyện giữa cái ngọt và béo của dồi trường với cái thơm của hành và gừng. Hãy cùng Massageishealthy tham khảo cách làm dưới đây nhé.


Nguyên liệu:
Dồi trường: 300g
Hành tây: 100g
Hành lá: 50g
Ớt sừng: 1 trái
Gừng: 1 củ nhỏ
Chanh: 1 trái
Tỏi băm, tỏi phi, Rau thơm, rượu trắng, Muối, tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn

Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch dồi trường bằng nước muối pha loãng. Gừng gọt vỏ, 1/2 cắt sợi, 1/2 băm nhuyễn.
Hành tây cắt múi. Hành lá cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, đun nóng một chút dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Ớt sừng 1/2 cắt sợi, 1/2 băm nhỏ.
Bước 2: Pha nước mắm gừng: cho hỗn hợp bao gồm: 1 muỗng đường, 2 muỗng gừng bằm, 1 muỗng tỏi, 1 muỗng ớt bằm và 2 muỗng nước cốt chanh vào ¼ chén nước mắc. Khuấy đều cho đến khi hòa tan.
Bước 3: Cho gừng, muối và 1 muỗng rượu trắng vào nước luộc dồi trường, luộc trong khoảng 15 phút, sau đó, vớt ra cho ngay vào nước lạnh có pha phèn chua rồi xả sạch.
Bước 4: Cắt dồi trường thành khúc dài 3 cm, thêm ½ muỗng hạt nêm vào trộn đều, xếp ra dĩa với gừng cắt sợi, hành tây và hành lá. Để món ăn ngon hơn, bạn nên dùng khi còn nóng, trang trí với ớt cắt sợi, ăn kèm với rau thơm và chấm nước mắm gừng.
* Nếu món ăn đã nguội, trước khi ăn, bạn nên hấp lại khoảng 10 phút cho nóng, rưới dầu tỏi lên trên nhé. Chúc các bạn thành công.

2. Cách làm dồi trường xào cải chua ngon tuyệt
Miếng dồi trường giòn giòn, ăn cùng với dưa muối chua chua, đậm đà sẽ làm cho mâm cơm của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn. Dưới đây là hướng dẫn cách làm món dồi trường xào cải chua được nhiều người ưa thích.


Nguyên liệu:
Dồi trường: 300g
Cải chua: 300g
Ớt sừng: 1 trái
Sa tế: 1 muỗng
Hành tím: 5 củ
Gừng: 1 củ
Tỏi băm, Gừng băm, Hành lá, Nước mắm, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương

Cách làm:
Bước 1: Sau khi sơ chế sạch dồi trường, bạn cắt khúc vừa ăn và để ráo. Dưa cải chua cũng rửa sạch và cắt khúc, để ráo.
Bước 2: Hành tím, tỏi, gừng băm nhỏ. Hành lá thái khúc. Món này, bạn có thể thay dồi trường bằng lòng xào cải chua cũng khá hấp dẫn đấy!
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, tỏi, gừng băm, cho dưa cải chua vào xào sơ rồi cho tiếp dồi trường vào, nêm sa tế và gia vị vừa ăn, cho ra đĩa cùng với hành lá lên trên và có thể dùng kèm với nước tương.
* Thật đơn giản phải không nào? Vậy là chúng ta đã hoàn thành món dồi trường xào cải chua thơm ngon, hấp dẫn rồi đấy.

3. Cách làm dồi trường chiên giòn
Thêm một món ngon nữa từ dồi trường để các bạn đổi vị cho bữa cơm gia đình nhé. Dồi trường chiên giòn, cực kỳ đơn giản, dễ làm tại nhà. Cùng xem cách làm dưới đây nhé.


Nguyên liệu:
500g mũi lợn, 200g thịt nạc dăm, 200g da lợn, 500g ruột già lợn ( tên gọi khác là thú linh), 50g sả, Các gia vị ( đường, muối, bột ngọt, tiêu xay, tiêu hạt, mắm tôm, nước mắm, rượu trắng), Nước gạo, Rau thơm ăn kèm (húng quế, húng chó, húng thơm…), ớt, chanh, tỏi.

Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch ruột già lợn, tuốt sạch bằng nước gạo, cắt bỏ những phần không cần thiết (cục tật). Chần nhanh qua nước sôi cho hơi săn lại rồi vớt ra, để ráo.
Bước 2: Mũi heo, da heo cạo, rửa sạch, để ráo. Thịt nạc dăm rửa sạch, băm nhuyễn. Sả, tỏi băm nhỏ. Rau thơm nhặt, rửa sạch. Ớt thái lát nhỏ, chanh vắt lấy nước.
Bước 3: Luộc chín mũi lợn và da lợn rồi băm nhỏ. Cho da lợn, mũi lợn, thịt nạc đã băm nhuyễn vào một bát to, cho thêm sả băm, tỏi băm cùng với một muỗng canh đường, 3/4 muỗng canh muối, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng canh tiêu xay, một ít tiêu hạt. Trộn đều tất cả lên.
Bước 4: Nhồi hỗn hợp vừa trộn ở trên vào ruột già. Dùng chỉ hoặc dây lạt buộc lại thành từng khúc. Dùng tăm xăm nhiều lỗ trên khúc dồi.
Bước 5: Đem hấp cách thủy hoặc luộc chín. Để dồi không bị nứt, vỡ, trong lúc luộc (hấp) tiếp tục dùng tăm xăm để nước trong dồi chảy ra.
* Luộc hoặc hấp trong vòng 15-20 phút. Dồi căng phồng lên là đã chín. Nếu xăm mà không thấy nước chảy ra thì là dồi đã chín.
Bước 6: Sau khi chiên dồi xong, bạn vớt ra, cắt lát, xếp ra đĩa.
Bước 7: Nước chấm: món này chấm với mắm tôm đánh sủi bọt với rượu trắng, cho thêm nước cốt chanh với ớt, đường và mì chính là chuẩn nhất. Nhưng nếu bạn không ăn được mắm tôm thì có thể dùng nước chấm pha chanh, tỏi, ớt.
Bước 8: Vậy là chúng ta đã hoàn thành món dồi trường chiên giòn rồi đấy. Món này ăn kèm với rau thơm, cơm hoặc cháo thì thật là sự lựa chọn tuyệt vời cho thời tiết mùa mùa đông.

4. Cách chế biến lòng lợn luộc trộn hành tây


Nguyên liệu:
300g lòng non (có thể thêm ga, bao tử… tùy ý thích), 1 củ hành tây, Ngò gai, Rau răm, Húng quế, Húng lủi, Cần tây, Giấm, chanh, đường, muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu.

Cách làm:
- Sơ chế lòng lợn sạch với muối, giấm và chanh, rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bắc nồi nước luộc lên bếp, cho lòng lợn vào nồi, luộc chín (trong khi luộc bạn nhớ cho vào ít giấm để lòng lợn được trắng). Sau đó vớt lòng ra và thái thành từng miếng vừa ăn.
- Hành tây lột vỏ lụa bên ngoài, thái lát mỏng. Để bớt mùi hăng của hành, bạn ngâm hành tây với nước có pha giấm trong khoảng 15 phút.
- Cho lòng lợn vào chiếc thau nhỏ, tiếp đến cho hành tây vào, thêm vào các loại gia vị như: đường, muối, nước mắm, chanh, giấm, hạt nêm… cho vừa ăn.
- Sau cùng cho các loại rau thơm đã thái nhỏ vào, trộn đều. vậy là hoàn tất món lòng luộc trộn hành tây. Bày ra đĩa ăn với cơm nóng hoặc bánh đa nướng thì hết ý.

5. Cách làm lòng lợn xào sả ớt ngon quên lối về.
Lòng lợn khi được kết hợp với sả ớt sẽ đem lại vị ngon lạ miệng và độc đáo rất dễ “ say”. Bạn hãy trổ tài với món lòng lợn xào sả ớt để chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần này nhé.


Chuẩn bị nguyên liệu:
1 bộ lòng non heo, 3 cây sả, 1 quả ớt sừng, 1 thìa giấm, 1 thìa muối, 1 củ tỏi, 1 củ gừng, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 chút tiêu, 1/2 thìa bột nghệ, 2 nhánh hành lá, Dầu ăn

Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Bóp kỹ lòng non cùng với giấm, muối sau đó rửa lại thật sạch.
Bước 2: Gừng cạo sạch vỏ. ½ củ gừng đem đập dập băm nhỏ, ½ còn lại đem thái lát mỏng. Ớt thái miếng vát chéo, tỏi băm nhỏ, 1 củ sả đập dập rồi cắt khúc dài, 2 củ sả còn lại đem thái miếng vát chéo, hành lá thái nhỏ.
Bước 3: Cho 1 củ sả đập dập, gừng thái lát, 1 thìa muối vào nồi nước, đun sôi rồi cho lòng non vào chần sơ qua, lòng chín thì vớt ra ngay.
Bước 4: Thái lòng non thành những khúc ngắn vừa ăn cho vào tô, thêm đường, nước mắm, dầu hào, bột nghệ và đảo đều sau đó ướp lòng non 15 phút cho thấm gia vị.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp cho 2 thìa dầu ăn, dầu nóng bạn cho tỏi băm vào phi cho thơm rồi cho sả, ớt thái lát, gừng băm vào xào cho dậy mùi thơm.
Bước 6: Cho bát lòng non đã ướp gia vị ở trên vào xào, đảo đều, rắc thêm chút tiêu, hành lá thái nhỏ rồi tắt bếp. Bày lòng non xào sả ớt ra đĩa và dùng nóng bạn nhé.

6. Cách chế biến lòng non lợn xóc tỏi ớt dai giòn, thơm ngon
Món lòng non xóc tỏi ớt dai dai, béo ngậy và thơm lừng, ngấm đều gia vị đậm đà không chỉ thích hợp làm món ăn thay đổi khẩu vị cho gia đình mà còn là một món nhậu cho ông xã lai rai cùng cốc bia đấy nhé.


Chuẩn bị nguyên liệu:
1 bộ lòng non heo, 1 thìa muối, 1 thìa giấm, 1 thìa sa tế, 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu điều, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu hào, 1 củ tỏi, 1 quả ớt sừng, Vài nhánh hành lá, Dầu ăn

Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Bóp kỹ lòng non với 1 thìa dấm, 1 thìa muối sau đó rửa lại cho thật sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Cắt lòng non thành những đoạn dài cỡ 1 ngón tay.
Bước 3: Cho lòng non vào bát tô, thêm gia vị gồm: sa tế, dầu điều, nước mắm, dầu hào và trộn thật đều, ướp khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
Bước 4: Bóc sạch vỏ tỏi sau đó đem băm nhỏ, ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ, hành lá thái nhỏ.
Bước 5: Đặt chảo dầu lên bếp, đun cho dầu nóng sau đó bạn gắp từng đoạn lòng non đã ướp ở trên cho vào chiên tới khi lòng non chuyển màu vàng thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Bước 6: Phi thơm tỏi băm cũng một thìa dầu ăn, sau đó cho ớt băm vào cùng. Tiếp theo bạn cho lòng non vừa chiên vào chảo, thêm chút hạt nêm rồi xóc thật đều nguyên liệu là tắt bếp, rắc thêm hành lá lên trên. Vậy là món ăn của chúng ta đã hoàn thành. Cho lòng non chiên xóc tỏi ớt ra đĩa thưởng thức.

7. Bao tử heo hầm cải chua


Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 cái bao tử heo: lộn trái và rửa trực tiếp dưới vòi nước. Sau đó, dùng dao cạo sạch nhầy bên trong ruột. Để loại bỏ sạch, bạn có thể dùng bột mỳ để bóp.
- Tiếp tục dùng muối bóp sạch dạ dày trước khi đem chần. Khi dạ dày vừa chuyển sang màu chín, bạn vớt ra ngoài, rửa sạch và chà xát với chanh.
- Cuối cùng bạn lộn ngược trở lại và rửa sạch lớp nhầy dính ngoài.
- 250g xương heo: rửa sạch
- 150g dưa cải muối chua: rửa và bóp lại 2-3 lần với nước cho bớt chua
- 1 nhánh gừng tươi: gọt vỏ và đập dập
- 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 vài cọng hành lá, 1,5 lít nước
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường

Cách chế biến
Bước 1: Thả gừng vào nồi nước và nấu sôi. Khi nước sôi già, cho dạ dày và xương heo vào nấu với lửa lớn. Sau khoảng 5 phút sôi, vớt xương và dạ dày ra ngoài, rửa sạch với nước.
Bước 2: Nấu một nồi nước khác với ít hạt tiêu và cho xương, dạy dày vào hầm trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Sau khi xương và dạ dày đều mềm, bạn cho tiếp phần cải chua vào nấu cùng và nêm lại gia vị cho vừa miệng.
* Dạ dày thấm vị chua của cải sẽ có vị rất đậm đà và thơm ngon. Đây sẽ là món ăn rất bắt miệng cho những ngày chán cơm hoặc trong những ngày mưa dầm.

8. Bao tử heo hầm tiêu xanh


Chuẩn bị
- 1 cái dạ dày heo: rửa sạch theo cách đã hướng dẫn.
- 80g nấm rơm, 50g nấm hương tươi, 10 nhánh tiêu xanh, 1 củ cà rốt
- 2 củ hành tây: lột vỏ và cắt đôi
- Vài cọng hành lá: thái nhỏ
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
- Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn

Cách chế biến
Bước 1: Ướp dạ dày heo với ít muối, bột ngọt và tỏi băm trong khoảng 30 phút. Sau khi dạ dày thấm gia vị, xào chín với tỏi phi và tiêu xanh.
Bước 2: Đổ nước vào nồi và hầm dạ dày cùng tiêu xanh trong khoảng 25 phút.
Bước 3: Khi dạ dày chín, cho thêm hành tây vào nấu thêm 5 phút và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Khi dọn món, bạn rắc thêm hành lá thái nhỏ lên trên và trang trí cùng tiêu xanh. Món ăn này dùng như món lẩu, ăn kèm với bún và rau mồng tơi.

9. Bao tử heo chiên ngũ vị


Chuẩn bị
- 1 cái dạ dày heo: rửa sạch theo cách đã hướng dẫn
- 80ml mạch nha hoặc mật mía, 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng tươi, 1 lọn quế, 1 cánh hoa hồi, 2 quả thảo quả, 50g bột năng
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột năng

Cách làm
Bước 1: Mang tất cả các nguyên liệu gồm hoa hồi, quế, gừng, hành tím, thảo quả đi nướng. Cạo sạch phần muội đen sau khi nướng xong.
Bước 2: Cho dạ dày đã làm sạch vào nồi, nấu cùng các nguyên liệu vừa nướng, thêm mật mía và hạt nêm cho vị đậm đà.
Bước 3: Sau khi dạ dày chín, cho ra đĩa, cắt làm đôi và để ráo nước. Tiếp tục lăn miếng dạ dày qua bột mỳ, để nghỉ 5 phút trước khi chiên giòn.
Món dạ dày chiên đã thấm gia vị trong lúc hầm nên rất thơm và đậm đà. Chắc chắn đây sẽ là món ăn được cả nhà chấm điểm cao đấy!

10. Bao tử heo hầm nấm


Chuẩn bị
- 1 cái dạ dày heo: rửa sạch
- 1/2kg xương heo
- 250g nấm rơm/ nấm hương: rửa qua nước muối pha loãng và cắt đôi
- 3 củ hành tím khô: nướng và đập dập
- Ít rau mùi, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh
- Gia vị: muối, tiêu và dầu ăn

Cách chế biến
Bước 1: Chần xương heo với nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, vớt ra rửa sạch và cho vào nồi nước khác hầm lấy nước. Trong lúc nước sôi, bạn nhớ vớt sạch bọt để nước được trong hơn.
Bước 2: Chà sạch dạ dày với muối và nước cốt chanh. Sau khi rửa lại nhiều lần với nước, bạn bóp kỹ và để ráo.
Bước 3: Luộc dạ dày qua nước sôi. Khi vừa chín, vớt ra và cho vào ngay thau nước đá để không bị thâm đen mà vẫn giữ độ giòn.
Bước 4: Ướp dạ dày với chút gia vị cho thấm, sau đó nấu chín với khoảng 1,5 lít nước dùng xương vừa hầm.
Bước 5: Khi dạ dày chín, cho nấm rơm và hành tím khô vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị khi nấm chín.
Khi dọn món, rắc thêm ít hành ngò lên trên mặt để trang trí cho bắt mắt.

11. Bao tử heo trộn cay


Chuẩn bị
1 cái dạ dày lợn, 1 nhúm rau mùi tây, 1/2 bát nhỏ vừng rang giã thô, 1 muỗng cà phê dầu ớt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh giấm, 2 muỗng cà phê đường

Cách chế biến
Bước 1: Cắt dạ dày thành miếng dài và trộn với dầu ớt, nước tương, đường, giấm cho thật đều.
Bước 2: Trút dạ dày vừa trộn ra dĩa, rắt thêm mùi tây và vừng rang giã thô lên trên mặt.
Món này có thể dùng với bánh đa nướng và nhâm nhi vào những ngày mưa.

12. Bao tử heo luộc


Chuẩn bị
Dạ dày heo 1 cái, 1 củ gừng, Muối, Rượu trắng

Cách chế biến
Bước 1: Làm sạch dạ dày bằng muối và gừng
Bước 2: Cho dạ dày vào nồi và đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một ít rượu
Bước 3: Luộc khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được
Bước 4: Vớt dạ dày ra ngâm ngay vào nước lạnh để dạ dày giòn, ngon.

13. Bao tử heo om nước dừa


Chuẩn bị
Dạ dày heo 1 cái, 1 quả dừa, 1 gói ngũ vị hương, 2 tép tỏi, Gia vị

Cách chế biến
Bước 1: Làm sạch dạ dày bằng muối và giấm, rồi trần với nước sôi khoảng 5 phút sau đó ngâm vào nước lạnh.
Bước 2: Ướp dạ dày với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột canh, 1 thìa nước tương, tỏi giã nhuyễn, ngũ vị hương, 1 thìa đường, ướp trong vòng 1 tiếng.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, rán vàng 2 mặt dạ dày rồi cho nước dừa vào om tới khi nước dừa sền sệt, nêm thêm gia vị cho vừa rồi tắt bếp.

14. Cách làm món dạ dày nướng
Trời gió se se lạnh, được thưởng thức món dạ dày nướng thơm nức mũi thì còn gì tuyệt vời hơn. Nếu bạn lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì hãy tự tay chế biến món dạ dày nướng tại nhà vô cùng đơn giản nhé.


Nguyên liệu chuẩn bị
Dạ dày lợn 1 cái, hành khô, tỏi, sả ớt, Gia vị

Các bước thực hiện
Bước 1: Dạ dày thường có độ nhớt, vì thế bạn hãy dùng muối hoặc chanh xát mạnh để khử mùi. Lột phần bên trong và bóp rửa cho hết nhớt. Sau đó bạn thái thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Tỏi, hành, sả, ớt băm nhỏ rồi trộn đều với nhau. Cho chút dầu ăn vào chảo, đổ các nguyên liệu vào phi cho thơm.
Bước 3: Tiếp đó là bước quan trọng nhất: ướp dạ dày. Bạn cho dạ dày vào một cái âu to, cho hỗn hợp sả ớt vừa phi thơm vào. Thêm 1 chút bột nêm, tiêu, dầu hào vào trộn đều. Bạn ướp khoảng 30 phút cho dạ dày ngấm đều gia vị.
Bước 4: Bây giờ đến bước nướng dạ dày. Để món nướng ngon nhất, bạn nên sử dụng than hoa. Dùng que xiên xiên dạ dày với nhau, bạn không nên xiên quá dày vì sẽ khó chín. Cho que xiên lên bếp, nhớ đảo chiều liên tục tránh bị cháy. Đến khi dạ dày chín đều, mùi thơm nức là bạn thành công rồi đấy nha.
* Cho dạ dày ra đĩa, ăn nóng kèm với rau sống, chấm nước sốt me hoặc nước mắm tỏi ớt tùy sở thích.

15. Cách làm dạ dày lợn hấp tiêu xanh
Bạn đã nghe đến món dạ dày hấp hạt tiêu xanh bao giờ chưa? Nghe có vẻ lạ nhưng đây là món cực ngon và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những bà bầu, ở tuần 32-33 của thai kì, ăn dạ dày hấp tiêu thì con sinh ra sẽ có đường tiêu hóa khỏe mạnh đó nha.


Nguyên liệu làm dạ dày hấp tiêu
Dạ dày lợn: 1 cái, Tiêu sọ nguyên hạt: 15g, Rượu trắng, Quế, hồi mỗi thứ 2-3 nhánh, Chanh, ớt, tiêu, dấm, gia vị

Các bước thực hiện
Bước 1: Dạ dày làm sạch, bóp muối và dấm nhiều lần cho hết mùi hôi. Bạn cũng có thể chần qua nước sôi, rồi dùng dao cạo cạo hết lớp màng trắng bên ngoài, lạng bỏ những phần mỡ bám bên ngoài. Rửa lại thật sạch và để ráo nước.
Bước 2: Lột phải dạ dày, đặt vào một cái thố có nắp đậy. Cho hạt tiêu, quế, hồi cùng chút rượu trắng, 1 thìa bột nêm vào rồi gấp mép dạ dày lại. Đậy thố rồi đặt vào nồi hấp cách thủy.
Bước 3: Bạn đun to lửa, hấp khoảng 30 phút, dùng đũa xiên thấy mềm là được. Vớt dạ dày ra, thái miếng vừa ăn, chấm cùng muối chanh ngon tuyệt cú mèo luôn. Miếng dạ dày giòn sần sật, không dai quyện với vị cay nồng đặc trưng của tiêu xanh, vị thanh ngọt của nước dùng tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ cho món ăn này.

II. Lợi ích sức khỏe của lòng lợn
- Lòng lợn tuy là một món ăn dân dã nhưng ít ai biết được nó lại là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là đạm. Thành phần đạm trong lòng lợn chiếm tỷ lệ cao nhất và cao hơn cả so với tất cả các loại nội tạng động vật khác.
"Trong đó, gan là nơi tập trung nhiều đạm nhất trong bộ lòng lợn, rồi sau đó mới đến lòng non và dạ dày. Theo phân tích, có tới 18.9g đạm, 12g sắt và 6.000mcg vitamin A trong 100g gan lợn."
- Bằng bàn tay của người nội trợ Việt, lòng lợn được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn từ cháo lòng đến các món luộc, xào hay hấp, không chỉ là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm mà chúng còn được dùng để bồi bổ sức khỏe cho những người mới ốm dậy hay bị suy nhược cơ thể.
- Những người bị bệnh đặc biệt vừa phẫu thuật xong, nếu ăn lòng lợn sẽ sớm hồi phục. Đối với những người bình thường thì đây là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.
- Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không nên ăn quá nhiều lòng lợn. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần, người lớn từ 50g đến 70g cho mỗi lần, còn trẻ em thì chỉ nên ăn từ 30g đến 50g cho mỗi lần ăn.

III. Mẹo mua, làm sạch và luộc lòng lợn trắng giòn
Dồi trường ( lòng lợn) không còn xa lạ đối với những người yêu thích những món ăn chế biến từ dồi trường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về cách chế biến loại nguyên liệu thơm ngon này. Hãy chú ý những thông tin dưới đây để giúp món ăn thêm hoàn hảo nhé!

1. Cách chọn mua lòng lợn
- Khi mua lòng non của lợn, bạn nên chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng sữa như vậy sẽ không bị đắng.
- Những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹt, chất dịch bên trong màu vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng.

2. Cách làm sạch lòng lợn
Để lòng lợn sạch và trắng, sau khi mua về, bạn lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những cặn bẩn còn sót lại trôi ra hết, rồi xả nước thật mạnh.

3. Các bước luộc lòng lợn sạch, trắng
Bước 1: Sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội và vắt thêm vài giọt chanh hoặc giấm.
Bước 2: Khi luộc, bạn nên chờ nước thật sôi mới thả lòng vào, không nên thả lòng lợn vào vào nồi nước lã ngay từ đầu.
Bước 3: Khi lòng chín tới (khoảng 10 phút sau khi cho vào nồi), bạn vớt ra thả vào chậu nước phèn chua, lòng sẽ trắng, ngon và giòn.

4. Cách làm sạch bao tử heo không hôi bằng những mẹo đơn giản
Cách làm bao tử heo không hôi bằng những mẹo đơn giản. Bao tử là món ăn khoái khẩu của nhiều người và rất thích hợp để làm món nhắm. Tuy nhiên quá trình sơ chế thường mất nhiều thời gian. Bạn cần làm thật kỹ để bao tử hết mùi hôi.
Cách 1:
1. Lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy
2. Giữ nguyên bề trái, cho bột mỳ vào bóp thật kỹ để bao tử ra nhớt.
3. Tiếp tục cho muối vào, bóp xát mạnh tay nhiều lần trước khi rửa lại.
4. Chần bao tử vào nước sôi, vớt ra rửa lại, chà chanh thật đều cho trắng.
5. lại thật sạch, lộn ngược, dùng dao cắt bỏ bớt lớp mỡ bám bên ngoài.
6. Bao tử sau khi sơ chế đã trắng sạch
Cách 2:
- Để bao tử heo mất mùi khó chịu, hãy bóp muối cho hết nhớt, rửa lại cho sạch.
- Sau đó cho một ít nước mắm, muối vào chảo nấu sôi, thả bao tử vào chần cho tới khi cạn nước, nghe tiếng xèo xèo.
- Làm như thế bao tử heo sẽ sạch và thơm ngon hơn khi chế biến các món ăn.
Cách 3:
- Một cách khác đơn giản hơn là bạn có thể dùng bột mì, và muối bóp thật mạnh tay cũng giúp bao tử heo sạch nhớt.
- Nhưng với cách này bao tử heo sẽ vẫn còn một chút mùi khó chịu.
Cách 4:
Muốn bao tử mềm ngon sau khi đã làm sạch, hãy lấy một ít gạo (ngâm qua nước) nhồi vào trong, rồi luộc khoảng nửa giờ, vớt bao tử ra, bỏ phần cơm bên trong đi, lúc này bao tử sẽ rất mềm, có thể dùng ngay hoặc làm gỏi rất ngon.
Cách 5:
- Đầu tiên bạn lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy.
- Sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ để bao tử ra nhớt.
- Tiếp tục bóp muối nhiều lần rồi chần bao tử với nước sôi, vớt ra rửa lại và chà xát với chanh cho bao tử thật trắng.
- Cuối cùng bạn lộn bao tử ngược lại và cạo bỏ lớp mỡ dính vào nó là được
Cách 6:
- Với món bao tử heo, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn còn mùi. 
- Để chế biến bao tử ngon, trắng và giòn thì cần sơ chế đúng cách.
+ Cách một, dùng bột mì và muối chà xát vào bao tử để khử bớt mùi tanh, nhưng cách này không làm sạch nhớt.
Cách hai, lộn trái bao tử, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt, tiếp tục làm nóng chảo và cho bao tử vào làm như vậy đến lần thứ ba thì cho ngay vào một ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng hai phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát, xả nước thật mạnh. Với cách này, bao tử heo sạch và trắng.
- Bao tử heo trước khi chế biến món ăn thường được luộc. Khi luộc, chú ý không cho bao tử vào nồi khi nước chưa sôi, nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng, không nên cho muối khi luộc, vì sẽ làm bao tử co lại và dai hơn. Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước.
- Bao tử chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh để được trắng và giòn. Sau đó có thể trộn gỏi, ngâm nước mắm, nấu cháo, phá lấu, kho tiêu. Mong rằng với các món ngon từ dạ dày heo trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng hơn nữa để làm phong phú bữa cơm hàng ngày của gia đình nhé!

IV. Những ai không nên ăn lòng lợn
Tùy lòng lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe cho một số nhóm người nhất định.

1. Người bị cảm, mệt mỏi
- Trong lòng lợn có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Ngoài ra nó còn chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật.
- Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, chúng ta không nên ăn lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.

2. Người có đường tiêu hóa kém
- Trong ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
- Nếu những người có đường tiêu hóa kém ăn phải nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

3. Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
- Nội tạng động vật mặc dù có lượng đạm cao nhưng đồng thời cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
- Chính vì vậy, những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng những món ăn từ nội tạng gia súc.

4. Bà bầu
- Rất nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người khi chúng ta ăn phải nội tạng động vật không rõ nguồn gốc hoặc chế biến không hợp vệ sinh.
- Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn cũng sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
- Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại, đặc biệt với sức khỏe bà bầu.

V. Những lưu ý cần biết khi ăn lòng lợn
Để vừa được thưởng thức lòng lợn vừa thơm ngon vừa không gây hại cho sức khỏe các bạn hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây nhé!

1. Tuyệt đối không dùng lòng lợn để qua đêm
Không riêng lòng lợn mà bất cứ thực phẩm nào cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn trở lại dù đã được làm sạch và cẩn thận. Hơn nữa, lòng lợn để qua đêm dễ bị ôi thiu, hay có mùi hôi khó chịu. Cách tốt nhất là không nên để lại. Nếu ăn thừa, bạn hãy đổ đi.

2. Không nên ăn quá nhiều lòng lợn
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ.
- Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì chúng dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

3. Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các bộ phận của lợn như: gan, tim, dạ dày, thận… có hàm lượng calo cao. Nếu lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín thì khi ăn vào cơ thể, ký sinh trùng sẽ xâm nhập, trở thành “ổ vi khuẩn” gây nên các bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh nan y
- Ăn lòng lợn quá nhiều là nguyên nhân gây nên các căn bệnh nan y như: bệnh gout (gút), huyết áp cao, tim mạch… bởi nó chứa rất nhiều cholesterol xấu và acid uric.
- Những món ngon từ lòng lợn được Thủ Đô Mart giới thiệu thật sự rất hấp dẫn đúng không nào? Mong rằng với những hướng dẫn và lưu ý trên đây, các bạn sẽ chế biến được những món ăn thật ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình.
Nguồn : Sưu tầm !
Danh mục
Danh sách so sánh