Tư vấn hỗ trợ

0948.228.228

BÀ BẦU NÊN ĐI BỘ TỪ THÁNG THỨ MẤY ĐỂ TỐT CHO CẢ HAI MẸ CON?

Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, có nhiều ý kiến rằng không nên đi bộ, tuy nhiên cũng có những ý kiến đi bộ sẽ dễ sinh hơn. Thật ra, nếu đi bộ trong thời điểm và mức độ tập luyện phù hợp, sẽ đem lại nhiều lợi ích, tốt cho mẹ và bé.
Để giải đáp thắc mắc cho nhiều mẹ bầu, Thủ Đô Mart sẽ giải đáp thắc mắc “Bà bầu nên đi bộ vào tháng thứ mấy?”. Cùng tìm hiểu nhé! 
Theo các chuyên gia chia sẻ, đi bộ là bài tập tốt cho tim mạch cho phụ nữ mang thai. Đi bộ giúp mang lại sự dẻo dai cho mắt cá chân, đầu gối. Đi bộ giúp bà bầu dễ sinh và ít gặp rủi ro hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của đi bộ đối với quá trình thai kỳ, bạn đọc hãy đến với phần tiếp theo của bài viết này.

1. Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe bà bầu
- Cải thiện giấc ngủ tốt hơn: Khi duy trì đi bộ hàng ngày, mỗi ngày khoảng 20-30 phút, giúp giải phóng năng lượng dư thừa và cải thiện chứng mất ngủ của mẹ bầu, vấn đề  thường xuyên gặp trong quá trình thai kỳ. 
- Giảm táo bón: Các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón trong quá trình mang thai. Tình trạng này gây ra những bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu. Khi duy trì chế độ đi bộ hàng ngày đều đặn, nhu động ruột được tăng cường làm việc hơn. Ngoài ra, kết hợp với chế độ tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, tình trạng táo bón của mẹ bầu sẽ được cải thiện rõ rệt hơn. 
- Giảm căng thẳng: trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều, do vậy tâm sinh lý cũng có những sự biến đổi. Điều này khiến tâm trạng của mẹ bầu lên xuống thất thường, lúc thì vui, nhiều lúc lại vô cùng nhạy cảm. Việc đi bộ, là hoạt động thể chất nhẹ nhàng, giúp tiết ra hormone hạnh phúc “endorphin” làm tâm trạng trở nên thoải mái hơn, cải thiện vấn đề stress hay gặp ở mẹ bầu. 
Khôi phục năng lượng: khi mang thai, thời điểm mẹ bầu dễ mệt mỏi nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu ở giai đoạn này, mẹ bầu dùng biện pháp nằm nghỉ ngơi, có thể khiến bản thân càng trở nên uể oải hơn. Thay vào đó, hãy đi bộ nhẹ nhàng, sẽ cảm thấy phấn chấn, tinh thần thoải mái hơn, tăng cường năng lượng cho cơ thể. 
- Giảm huyết áp: trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường hay gặp tình trạng cao huyết áp. Tình trạng này kéo dài vô cùng nguy hiểm, dễ gây ra tình trạng tiền sản giật( là rối loạn thai nghén đặc trưng có huyết áp cao và chứa lượng lớn protein trong nước tiểu)... Đi bộ giúp điều hòa huyết áp, sẽ là phương pháp ổn định huyết áp an toàn dành cho phụ nữ mang thai. 
- Tăng khả năng sinh thường: việc đi bộ thường xuyên, làm tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai cho cùng cơ xương chậu và cơ hông, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. 
- Giúp bé yêu khỏe mạnh hơn: đi bộ giúp kiểm soát cân nặng cơ thể của mẹ và của bé tốt hơn, tránh gặp tình trạng biến chứng nguy hiểm. 
- Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ: khi mang thai, nồng độ đường trong máu cao, mẹ bầu dễ gặp nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh, tăng nguy cơ phải sinh non và em bé dễ bị béo phì. Khi đó, đi bộ hàng ngày sẽ giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ tiểu đường. 
- Giảm đau nhức và khó chịu: việc bầu bí, áp lực bị dồn lên bàn chân, ngoài ra việc ngồi quá lâu cũng gây ra chuột rút, đau nhức và gây khó chịu. Do vậy, đi bộ là liệu pháp hữu hiệu để giảm đau hiệu quả.
Mặc dù đi bộ trong quá trình thai kỳ đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi tập luyện trong thời điểm và mức độ phù hợp. Ngược lại, nếu đi bộ sai cách hay ở những thời điểm cần  hạn chế đi bộ, bạn lại tăng cường đi lại, sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho cả mẹ và bé.
Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe bà bầu

2. Mẹ bầu nên đi bộ vào tháng thứ mấy?
Sau khi đã nắm được những lợi ích của việc đi bộ, hãy cùng Thủ Đô Mart theo dõi phần tiếp theo, để biết được thời điểm như thế nào sẽ có phương pháp tập luyện  tương ứng nhé. 

2.1. Những lưu ý khi đi bộ dành cho mẹ bầu.
Trước khi đi bộ tập luyện, mẹ bầu nên lưu ý một số điều như sau: 
- Lưu ý đi bộ với giày thấp, vừa chân, cổ giày vừa đủ cao để ôm được vùng mắt cá chân và các ngón chân.
- Khởi động trước khi tập và sau khi tập có hình thức vận động nhẹ nhàng, tránh việc nghỉ ngơi đột ngột, không tốt cho cơ thể. 
- Trước khi đi bộ, có thể bổ sung một ly sữa, hoặc một cốc nước ép táo, hoặc sau khi đi bộ về có thể bổ sung một cốc nước dừa. Lưu ý, mẹ bầu không nên uống nước dừa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. 
- Khi đi bộ, giữ ở tốc độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu, giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước để tránh bị ngã.
- Khi mới bắt đầu tập, bạn có thể bị đau nhức vùng hông hoặc vùng chậu, tuy nhiên sau một thời gian, cơ thể quen dần với nhịp độ, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa.
- Nếu việc đi bộ khiến bạn cảm thấy nóng nực và khó thở. Bạn cần nghỉ ngơi, vì cơ thể nóng quá mức dễ có thể gây co thắt tử cung. 
- Trường hợp thời tiết bất lợi, khi ngày hè nắng gắt, oi ả, và độ ẩm trong không khí cao, mẹ bầu nên đi dưới hàng cây xanh, hoặc lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng trong phòng tập, có điều hòa không khí. 
- Trong quá trình đi bộ, có thể kết hợp nghe thêm bài nhạc.
- Ngoài việc đi bộ, bạn có thể kết hợp với các bài tập Yoga, hoặc bơi lội nhẹ nhàng. 
- Đối với những trường hợp, trong quá trình tập mẹ bầu có những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, nhịp tim không đều, chảy máu âm đạo hay co thắt tử cung. Bạn nên ngừng lại việc đi bộ, và tham khảo ý kiến của bác sĩ về trường hợp của mình.
- Tùy vào từng thời điểm của thai kỳ, mẹ bầu nên cân nhắc hình thức và mức độ  tập luyện phù hợp.

2.2. Mẹ bầu nên đi bộ vào tháng thứ mấy?
Mỗi giai đoạn mang bầu sẽ có một chế độ luyện tập khác nhau. Vậy chi tiết lịch tập cho từng giai đoạn mang thai thế nào để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé? 

3 tháng đầu của  thai kỳ
Mỗi ngày đi bộ 15-20 phút, đi 3 ngày/tuần.
Tăng mức độ tập lên, đi 4 ngày/tuần, mỗi ngày đi bộ thêm 5 phút.
Sau vài tuần, đi bộ thêm 5 phút nữa cho mỗi lần tập.

3 tháng giữa của  thai kỳ
Mẹ đi bộ 25-40 phút mỗi ngày, ngày đi 5-6 ngày/tuần.
Ở giai đoạn này, cần chú ý cả tư thế, tránh tình trạng lưng bị đau mỏi. Khi đó, giữ tư thế cằm thẳng, hướng nhìn về phía đằng trước, giữ dáng người thẳng để trọng lực được dàn đều, tránh tình trạng lực tập trung dồn tại 1 điểm, gây tình trạng đau mỏi lưng hơn.

3 tháng cuối của thai kỳ
Trong giai đoạn này, bạn nên đi ở những con đường bằng phẳng, không đi ở những cung đường gồ ghề, nguy hiểm.
Nếu muốn duy trì thói quen đi bộ, bạn nên đi bộ xung quanh khu vực nhà của mình, để trong trường hợp khó khăn, có thể dễ dàng gọi người thân khi gặp trường hợp khẩn cấp. 
Ở giai đoạn này, nên đi bộ từ 25-30 phút, mỗi tuần đi bộ từ 5-6 lần/tuần.

Mẹ bầu nên đi bộ vào tháng thứ mấy?

3. Những trường hợp mẹ bầu không nên đi lại nhiều
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, tuy nhiên có một số trường hợp mẹ bầu không nên đi lại nhiều như:
Phụ nữ mang lại, gặp những bệnh lý của vùng tử cung.
Mẹ bầu mang thai nhiều lần. 
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Bị huyết áp cao, có tiền sử bị sản giật.
Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.
Mẹ bầu trên 35 tuổi.
Những mẹ bầu gặp trường hợp như trên thì tránh đi lại nhiều, cần hết sức thận trọng để tránh nguy cơ gặp biến chứng. Cũng không nên đi bộ xa, du lịch đường dài, để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

4. Tổng kết
Trên đây Thủ Đô Mart đã giải đáp cho mẹ bầu với câu hỏi “Mẹ bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy?”, những lợi ích của việc đi bộ và những trường hợp nào không nên đi bộ. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là phụ nữ mang thai nắm bắt được thời điểm nào có thể đi bộ, nên chuẩn bị những gì khi đi bộ, mức độ tập thế nào và tập trong vòng bao lâu. Từ đó, giúp mẹ bầu giữ được thể trạng tốt nhất, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt khoảng thời gian thai kỳ.
Nguồn : Sưu tầm !
Danh mục
Danh sách so sánh